Hướng dẫn sử dụng máy đo độ bóng CS-300/CS-380/CS-300S hãng CHN
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ BóNG
Cách dùng máy đo độ bóng (Gloss meter) CS-300/ CS-380/ CS-300S CHN
1. Độ bóng là gì và máy đo độ bóng:
1.1. Độ bóng (Gloss) là gì?
– Độ bóng là độ phản quang của bề mặt vật liệu khi tiếp xúc với ánh sáng.
– Độ bóng được đo lường bằng cách dùng tia sáng chiếu vào bề mặt mẫu dưới một góc nghiêng so với góc thẳng 90o.
– Phần trăm ánh sáng phản xạ lại càng thấp thì độ bóng của mẫu càng nhỏ và ngược lại.
1.2. Tại sao cần đo độ bóng bề mặt:
– Độ bóng ảnh hưởng đến độ bền của sơn. Độ bóng cao giúp cho việc chùi rửa dễ dàng, giảm độ bám dơ lên bề mặt.
– Độ bóng ảnh hưởng đến màu sắc của mẫu. Nếu như cùng một màu, độ bóng sẽ làm tăng độ đậm và độ sáng hơn so với sơn mờ.
– Việc chọn độ bóng cho bề mặt hoàn thiện còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Nếu như bề mặt không nhẵn mịn, dùng độ bóng cao sẽ làm lộ rõ những khiếm khuyết.
1.3. Máy đo độ bóng (Gloss meter) là gì? Các góc đo độ bóng:
– Máy đo độ bóng dựa vào nguyên tắc đo độ phản quang của ánh sáng phát ra từ máy và thu về tại góc tương ứng so với tia pháp tuyến.
– Hiện tại có 3 góc đo độ bóng thông dụng là (20o, 60o và 85o). Tùy theo độ bóng của mẫu và chất liệu bề mặt mẫu mà người dùng có thể sử dụng máy đo độ bóng với góc đo thích hợp.
Tham khảo thêm về cách chọn góc đo độ bóng phù hợp tại đây.
1.4. Giới thiệu về máy đo độ bóng 3 góc (Gloss meter) CS-380 CHN:
– Gloss meter CS-380 CHN Spec sử dụng cảm biến từ Nhật Bản và chip xử lý từ Mỹ để đảm bảo độ chính xác cao của giá trị đo. Thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn JJG 696 cho máy đo độ bóng cấp độ 1.
– Máy CS-380 hãng CHN cho kết quả đo nhanh chóng, độ ổn định và độ bền máy cao. Đo và hiển thị kết quả độ bóng mẫu đồng thời tại 3 góc (20/60/85).
Xem thêm thông số kỹ thuật của máy CS-380 CHN tại đây
2. Hướng dẫn sử dụng máy đo độ bóng CS-300/ CS-380 hãng CHN (cơ bản):
2.1. Hiệu chuẩn máy:
– Nhấn giữ công tắc “đo” bên hông máy để mở nguồn.
– Màn hình hiển thị giao diện hiệu chuẩn. Để máy lên chân đế có tấm chuẩn rồi nhấn công tắc “đo”. Máy sẽ tự động hiệu chuẩn.
– Sau khi hiệu chuẩn thành công, màn hình sẽ về giao diện đo.
Lưu Ý:
– Máy chỉ yêu cầu hiệu chuẩn mỗi khi mở nguồn khởi động lại máy.
– Nếu trong quá trình đo, cần hiệu chuẩn lại máy để kết quả đo chính xác. Người dùng cần điều hướng về giao diện Menu chính và chọn biểu tượng hiệu chuẩn (Cal) trên màn hình.
2.2. Đo mẫu đơn giản (tính năng đo Simple):
– Sau khi hiệu chuẩn máy xong. Lấy máy ra khỏi chân đế.
– Đặt máy lên bề mặt mẫu cần đo. Nhấn phím “đo” bên hông máy. Kết quả sẽ hiển thị lên màn hình.
– Sau khi đo mẫu xong. Nhấn giữ phím “đo” để tắt nguồn.
3. Hướng dẫn sử dụng máy đo độ bóng CS-300/380/300S CHN (cài đặt nâng cao):
3.1. Màn hình menu chính (Main Menu):
– Tại giao diện đo mục 2.2. Nhấn phím “Enter” để vào Main Menu.
– Nhấn phím “Up” và “Down” để điều hướng qua lại.
– Nhấn phím “Enter” để xác nhận, phím “đo” bên hông máy để trở lại bước trước đó.
– Các ion trong Main Menu gồm:
- Measure: đo mẫu
- Calibration (Cal): hiệu chuẩn máy
- Data View (Data .V): xem dữ liệu đo
- Settings: Cài đặt máy
- USB
- Bluetooth
3.2. Cài đặt tính năng đo nâng cao cho máy đo độ bóng CS-300/ CS-380 CHN:
– Tại Main Menu nhấn phím “Up” và “Down” để điều hướng qua lại.
– Tới icon Settings thì nhấn phím “Enter”
– Tới icon Meas. S nhấn phím “Enter”
– Tại giao diện Meas. S:
- Mode: chế độ đo
+ Simple: đo đơn (chỉ đo mẫu và hiển thị kết quả lên màn hình)
+ Statistic: đo và so sánh kết quả với mẫu mục tiêu (Target)
- Average: đo nhiều lần và lấy kết quả trung bình
- Tolerance: Độ lệch chuẩn (Để đánh giá Pass/ Fail)
- Storange: lưu dữ liệu (ON/ OFF)
- Unit: đơn vị đo (GU, %)
3.3. Tính năng đo so sánh và cho độ lệch độ bóng giữ mẫu thử và mẫu mục tiêu:
– Chọn chế độ đo Statistic như trong mục 3.2.
– Chọn Yes bằng phím Enter khi máy yêu cầu xác nhận
3.3.1. Đo mẫu Target (mẫu mục tiêu, mẫu đối chứng, mẫu chuẩn,…):
– Nhấn nút “đo” để trở lại màn hình đo.
– Tại giao diện đo Target. Đặt máy lên mẫu Target và nhấn phím “đo”
– Kết quả đo Target sẽ hiển thị trên màn hình
3.3.2. Đo mẫu Sample (mẫu thử, mẫu phát triển,……):
– Nhấn phím “Up” và “Down” để điều hướng đến chữ Sample
– Nhấn phím “Enter” để chuyển qua giao diện đo mẫu Sample.
– Đặt máy lên mẫu Sample và nhấn phím “đo”
3.3.3. Trên màn hình hiển thị:
– Góc đo độ bóng
– M-value: giá trị độ bóng mẫu Sample
– D-value: độ lệch độ bóng (độ bóng Sample – độ bóng Target)
– Judge: đánh giá Pass/ Fail (dựa vào cài đặt Tolerance tại 3.2.)
Xem thêm:
– Sự khác biệt giữa tủ đèn xem màu và máy đo so màu
– Sự khác biệt giữa máy so màu Colorimeter và Spectrophotometer
– Máy đo độ truyền ánh sáng đi qua các vật liệu trong suốt hãng CHN
Thông tin liên hệ:
Mr. Tiến – 0907 043 291 (Zalo)
Email: [email protected]
Để lại một bình luận