Tìm hiểu về độ mặn của nước Salt
TÌM HIỂU VỀ ĐỘ MẶN CỦA NƯỚC
Độ mặn của nước Salt
1. Tìm hiểu về độ mặn của nước Salt:
– Độ mặn (Salinity – Salt) hay còn được gọi là độ muối là: tổng lượng hòa tan của các muối có trong nước.
– Trong hải dương học, người ta sử dụng độ mặn là đại lượng đặc trưng cho độ khoáng của nước biển.
– Các chất rắn khoáng hòa tan trong nước biển thường là muối của 11 ion sau: Na+, Ca2+, Fe3+, Mg2+, NH4+, Cl–, HCO3–, CO32-, SO42-, NO2–, NO3–. Trong đó muối giữa ion Na+ và Cl– chiếm chủ yếu.
– Đơn vị của độ mặn là: phần ngàn (ppt) hoặc phần trăm (%): 1 % = 10 ppt
– Nước ngọt thường có độ mặn thấp hơn 0.6 ppt trong khi nước biển có độ mặn trung bình khoảng 35 ppt. Độ mặn trong nước tăng dần từ cửa sông đổ ra biển.
Độ mặn của nước | |||
Nước ngọt | Nước lợ | Nước mặn | Nước muối |
< 0.05% | 0.05 – 3 % | 3 – 5 % | > 5% |
< 0.5 ppt | 0.5 – 30 ppt | 30 – 50 ppt | > 50 ppt |
2. Ảnh hưởng độ mặn của nước đến tôm cá:
– Giống với nhiệt độ, áp suất thì độ mặn có ảnh hưởng đến nồng độ Oxy hòa tan (DO) ở trong nước: Cùng một điều kiện thì độ mặn của nước càng tăng thì DO lại càng giảm.
– Độ mặn của nước có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, sinh sản và phát triển của tôm cá: Mỗi loài tôm cá sẽ thích ứng và phát triển tốt trong nước có một độ mặn nhất định.
– Sự thay đổi tăng hoặc giảm độ mặn trong nước sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch, thay đổi áp suất thẩm thấu và nhiều yếu tố khác của môi trường nước. Từ đó, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản và phát triển của các loài sinh vật.
Xem thêm:
– Tìm hiểu về độ dẫn điện của nước EC
– Nồng độ Oxy hòa tan trong nước DO
– Bút đo độ mặn nước ao nuôi tôm cá
Thông tin liên hệ:
Mr. Tiến – 0907 043 291 (Zalo)
Email: [email protected]
Trả lời