Tìm hiểu về độ nhớt của dung dịch
TÌM HIỂU VỀ ĐỘ NHỚT CỦA DUNG DỊCH
Độ nhớt của dung dịch: sơn phủ, mực in, dầu,……
1. Khái niệm về độ nhớt của dung dịch:
– Độ nhớt (tiếng anh là Viscosity) là một đại lượng vật lý đặc trưng cho lực ma sát nội tại được sinh ra giữa các phân tử bên trong dung dịch để chống lại sự di chuyển dưới tác dụng của ngoại lực.
– Một tính chất quan trọng đáng chú ý của độ nhớt của một hỗn hợp nhiều thành phần là tính chất không cộng tính. Chính vì thế nên độ nhớt của hỗn hợp thực tế bao giờ cũng thấp hơn độ nhớt nếu tính toán bằng cách theo trung bình thể tích của các thành phần hỗn hợp.
– Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ nhớt của dung dịch. Vì vậy, khi đo độ nhớt cần điều chỉnh nhiệt độ của mẫu đến 1 giá trị chung thích hợp nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.
2. Tại sao cần đo độ nhớt của dung dịch:
Vì độ nhớt của dung dịch có ảnh hưởng đến một số khả năng sau đây của chất lỏng:
- Khả năng thực hiện các quá trình bơm, vận chuyển chất lỏng trong các đường ống
Độ nhớt là lực ma sát ngăn cản chuyển động bên trong dung dịch nên sẽ ánh hưởng lớn đến quá trình chuyển động của chất lỏng.
- Khả năng thực hiện các quá trình phun, bay hơi và hiệu suất cháy trong buồng cháy
Nhiên liệu có độ nhớt quá cao rất khó nguyên tử hóa, các tia nhiên liệu không mịn và khó phân tán đều trong buồng đốt. Kết quả là làm giảm hiệu suất đốt. Động cơ tuabin khí (turbine) sử dụng nhiên liệu diesel có độ nhớt quá cao sẽ dẫn tới hiện tượng khó cháy, cháy không đều, tổn thất áp suất trên đường ống.
- Khả năng đồng hóa, khuấy trộn dung dịch
Độ nhớt của dung dịch càng cao thì càng khó khuấy trộn và đồng hóa hơn.
3. Phân loại độ nhớt:
– Độ nhớt của dung dịch thường được chia làm 2 loại:
- Độ nhớt tuyệt đối (độ nhớt động lực) đơn vị Centipoise cps.
- Độ nhớt động học (Kinematics Viscosity) đơn vị Centistokes cst.
– Ngoài ra thì tuỳ thuộc vào thiết bị sử dụng để đo độ nhớt mà ta có các tên gọi và các kết quả đo độ nhớt và đơn vị đo độ nhớt của dung dịch khác nhau như: độ nhớt Engler (oE), độ nhớt Saybolt (SSU), độ nhớt Redwood, độ nhớt Krebs (KU),…..
4. Phương pháp đo độ nhớt:
4.1. Sử dụng cốc đo độ nhớt:
Cốc đo độ nhớt (Viscosity cup) sử dụng phương pháp động học để đo độ nhớt của dung dịch một cách nhanh chóng theo tiêu chuẩn ASTM D.445.
4.2. Sử dụng máy đo độ nhớt:
Máy đo độ nhớt (Viscosity meter) dựa trên phương pháp động lực để đo nhanh độ nhớt của dung dịch với độ chính xác cao và được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm.
Xem thêm:
– Máy đo độ nhớt của sơn Krebs
– Tủ bóng đèn xem màu sắc của sơn
Thông tin liên hệ:
Mr. Tiến – 0907 043 291 (Zalo)
Email: [email protected]
Để lại một bình luận