Hệ màu Lab và lý thuyết máy so màu (Phần 1)
HỆ MÀU LAB VÀ LÝ THUYẾT MÁY SO MÀU (PHẦN 1)
Hệ màu Lab và lý thuyết máy so màu
1. Lý thuyết về màu:
– Màu sắc là năng lực tri giác. Khi mắt chúng ta nhìn thấy một thứ (như bầu trời), dữ liệu được truyền từ mắt đến não bộ sẽ thông báo cho ta biết một màu sắc nhất định (màu xanh da trời).
– Các vật thể phản xạ ánh sáng bằng nhiều tổ hợp bước sóng khác nhau. Não bộ sẽ phân tích những tổ hợp này và cho ta nhận biết được màu sắc của vật.
– Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, màu sắc có vai trò quan trọng. Trong việc kích thích tâm lý, tình cảm và tinh thần lạc quan của con người.
2. Tìm hiểu về hệ màu Lab:
– Việc sử dụng màu là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của thành phẩm trong quá trình in ấn. Bên cạnh hệ màu RGB, CMYK thì hệ màu Lab cũng đang được sử dụng một cách phổ biến.
– CIE là chữ viết tắt tiêu đề tiếng Pháp của. Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng “The Commission Internationale d’Eclairage”. Hệ màu CIE L*a*b* (CIE Lab) ra đời năm 1976 là sự cải tiến của hệ màu Hunter Lab.
– Mô hình CIE L*a*b được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu sắc của mắt người. Các giá trị Lab mô tả tất cả các màu mà mắt của một người bình thường có thể nhìn thấy được. Hệ màu Lab là mô hình dạng hình cầu được biểu diễn bằng tổ hợp 3 kênh xử lý (3 trục):
- Trục L: là trục thẳng đứng biểu diễn độ sáng của màu. Có giá trị từ đen (0) đến trắng (100)
- Trục a: Chứa các giá trị màu từ màu xanh lá cây (âm) đến màu đỏ (dương)
- Trục b: Chứa các giá trị màu từ màu xanh dương (âm) đến màu vàng (dương)
– Theo mô hình của hệ màu Lab thì tất cả các màu có cùng một độ sáng. Sẽ nằm trên cùng một mặt phẳng có dạng hình tròn theo 2 trục a và b. Còn độ sáng của màu thì thay đổi theo trục dọc L.
– Hệ màu Lab được xem là một mô hình màu độc lập với thiết bị thường được dùng như một cơ sở tham chiếu khi chuyển đổi một màu từ một không gian màu này sang một không gian màu khác.
– Trong so màu, thì hệ màu Lab được dùng nhiều rất nhiều giúp các nhà thiết kế phối màu và phân biệt màu sắc các mẫu một cách chuẩn xác thông qua máy so màu.
3. Sự khác biệt về màu và ưu điểm của hệ màu Lab:
3.1. Sự khác biệt màu:
– Không có một thiết bị nào trong các hệ thống in ấn có khả năng phục chế được toàn bộ quang phổ màu mà mắt người nhìn thấy được. Mỗi thiết bị đều hoạt động trong một không gian màu hữu hạn nào đó. Các mô hình như RGB, CMYK,…. thì có thể có nhiều không gian màu khác nhau và phụ thuộc vào thiết bị.
– Do có các không gian màu khác nhau nên màu sắc tài liệu thể hiện trên các thiết bị khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Sự khác biệt về màu sắc có thể phát sinh do hình ảnh được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau (như máy quét, máy ảnh số, tivi, máy in,….), các phần mềm đồ họa định nghĩa màu, vật liệu in, hãng sản xuất, tuổi thọ thiết bị,….. khác nhau.
– Điều này làm cho các file hiển thị trên màn hình chúng ta (thường dùng hệ màu RGB) nhưng khi đi in thì máy in lại theo hệ màu CMYK nên chất lượng màu sản phẩm sau khi in xong sẽ có khác biệt phần nào so với file thiết kế ban đầu.
3.2. Ưu điểm của hệ màu Lab:
– Mô hình CIE Lab có không gian màu cố định, độc lập đối với thiết bị. Vì được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt người. Ưu điểm nổi bật chính là sự phân tách riêng về giá trị màu và độ sáng của màu sắc.
– Có thể chuyển đổi hệ màu RGB thành Lab để căn chỉnh màu rồi chuyển sang CMYK để in ấn. Giúp giảm thiểu sự khác biệt màu khi in.
Độ sai lệch màu ΔE và lý thuyết máy so màu (phần 2) sẽ được thể hiện ở phần sau: Còn tiếp
Xem thêm:
– Máy so màu quang phổ cầm tay CS520 hãng CHN
– Máy đo độ bóng phản xạ ánh sáng bề mặt hãng KSJ
– Phương pháp kiểm tra độ bền màu vải mài mòn
Thông tin liên hệ:
Mr. Tiến – 0907 043 291 (Zalo)
Email: [email protected]
Để lại một bình luận