Phương pháp kiểm tra độ bám dính màng sơn khô
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ BÁM DÍNH MÀNG SƠN KHÔ
Kiểm tra độ bám dính màng sơn khô (Adhesion Test)
1. Tại sao cần kiểm tra độ bám dính màng sơn khô:
– Độ bám dính sơn và vật liệu phủ được xem là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá độ bền của lớp sơn phủ trên bề mặt kim loại, gỗ, nhựa, bê tông,……
– Hiện nay, phương pháp dùng dao cắt để kiểm tra độ bám dính được sử dụng nhiều nhất. Do giá thành của dụng cụ rẻ, thao tác kiểm tra đơn giản, nhanh chóng, kết quả đo đáng tin cậy.
2. Giới thiệu về phương pháp kiểm tra độ bám dính màng sơn khô bằng dao cắt:
– Dao cắt kiểm tra độ bám dính màng sơn khô (Cross Cut Adhesion Test) là dụng cụ được dùng để kiểm tra nhanh độ bền bám dính giữa các màng sơn phủ hoặc giữa lớp sơn phủ với bề mặt vật liệu (chất nền).
– Một bộ Cross Cut Adhesion Test bao gồm:
- Dao cắt kiểm tra độ bám dính màng sơn khô
- Chổi lông mềm, kính lúp, băng keo chuyên dụng
Lưu Ý: Không sử dụng phương pháp kiểm tra độ bám dính màng sơn khô bằng dao cắt đối với mẫu có độ dày màng sơn trên 250 μm
3. Hướng dẫn sử dụng dao cắt kiểm tra độ bám dính màng sơn khô:
– Bề mặt mẫu kiểm tra cần phải bằng phẳng và không dính tạp chất.
– Đặt mẫu lên một mặt phẳng cứng sao cho tấm mẫu không bị biến dạng khi kiểm tra.
– Dùng dao cắt 2 đường vuông góc lên mẫu. Sau đó dùng chổi lông mềm chải nhẹ theo mỗi đường cắt.
– Sử dụng băng dính chuyên dụng để kéo lớp sơn phủ ra khỏi chất nền.
– Dùng kính lúp đối chiếu mẫu với hình ảnh ở dưới để đánh giá độ bền bám dính của lớp vật liệu phủ.
4. Một số lưu ý của phương pháp kiểm tra độ bám dính màng sơn khô bằng dao cắt:
– Tiến hành kiểm tra ở nhiệt độ 25oC ± 2oC và độ ẩm tương đối 70% ± 5% (xem TCVN 5668:1992)
– Thực hiện kiểm tra mẫu ở 3 vị trí khác nhau ở trên mẫu. Nếu kết quả chênh lệch hơn 1 đơn vị thì thực hiện kiểm tra ở 3 vị trí khác.
– Số lưỡi dao và khoảng cách giữa các lưỡi phụ thuốc và độ dày của lớp sơn phủ và vật liệu của chất nền. Cách lựa chọn lưỡi dao kiểm tra độ bám dính màng sơn khô:
- Độ dày lớp phủ 0 – 60 μm, nền cứng: khoảng cách giữa các lưỡi dao 1 mm
- Độ dày lớp phủ 0 – 60 μm, nền mềm: khoảng cách giữa các lưỡi dao 2 mm
- Độ dày lớp phủ 61 – 120 μm, nền cứng và mềm: khoảng cách giữa các lưỡi dao 2 mm
- Độ dày lớp phủ 121 – 250 μm, nền cứng và mềm: khoảng cách giữa các lưỡi dao 3 mm
Xem thêm:
– Dụng cụ kiểm tra độ bám dính sơn hãng TQC Sheen
– Máy đo độ bóng gỗ, sơn, nhựa,…. hãng KSJ
– Tìm hiểu về độ nhớt của sơn, mực in, dung môi,….
Thông tin liên hệ:
Mr. Tiến – 0907 043 291 (Zalo)
Email: [email protected]
Comments (3)
Anh cho mình hỏi, nếu nhà máy yêu cầu sơn phải đạt độ bám dính và nhà máy sẽ thực hiện kiểm tra độ bám dính, thì giá bán sơn của bên anh có thay đổi không anh ?
Anh cho mình hỏi, nếu nhà máy yêu cầu sơn phải đạt độ bám dính và nhà máy sẽ thực hiện kiểm tra độ bám dính, thì giá bán sơn của bên anh có thay đổi không anh ? Sơn trên hệ gỗ
Dạ sơn có độ bền bám dính tốt thì giá thành sẽ cao hơn ạ. Nếu chất nền của mình là gỗ thì thường sẽ chọn dao cắt (6 lưỡi dao, khoảng cách giữa các lưỡi dao là 2mm) để thử mẫu ạ