Thử nghiệm phun sương muối đánh giá độ bền chống ăn mòn kim loại (ISO 9227:2017)
THỬ NGHIỆM PHUN SƯƠNG MUỐI ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
Thử nghiệm phun sương muối đánh giá độ bền chống ăn mòn kim loại
(Salt Spray Tests – ISO 9227:2017)
1. Thử nghiệm phun sương muối là gì?
– Thử nghiệm phun sương muối (thử nghiệm mù muối, thử nghiệm ăn mòn trong môi trường nhân tạo) là phương pháp tăng tốc khả năng ăn mòn vật liệu để kiểm tra đánh giá độ bền kim loại (lớp phủ) được hoặc không được phủ lớp bảo vệ (sau khi đã được xử lý bằng cách sơn phủ, mạ điện, anot hóa, dầu,…..)
– Có 3 thử nghiệm phun sương muối đánh giá độ bền chống ăn mòn kim loại:
- Thử nghiệm phun mù muối trung tính (NSS) là phương pháp thử nghiệm phun dung dịch muối Natri Clorua trung tính 5% trong điều kiện môi trường có kiểm soát
- Thử nghiệm phun mù muối có axit axetic (ASS) là phương pháp thử nghiệm phun dung dịch muối Natri Clorua 5% được axit hóa bằng cách cho thêm axit axetic trong điều kiện môi trường có kiểm soát
- Thử nghiệm phun mù muối có muối đồng và axit axetic (CASS) là phương pháp thử nghiệm phun dung dịch muối Natri Clorua 5% được axit hóa bằng cách cho thêm axit axetic và đồng clorua trong điều kiện môi trường có kiểm soát
2. Ứng dụng của 3 thử nghiệm phun sương muối đối với từng mẫu kiểm tra khác nhau:
– Thử nghiệm phun mù muối trung tính (NSS) được dùng kiểm tra các mẫu:
- Kim loại và hợp kim
- Màng phủ kim loại (anot và catot)
- Màng phủ chuyển hóa
- Màng phủ anot Oxit
- Màng phủ hữu cơ trên vật liệu kim loại
– Thử nghiệm phun mù muối ASS và CASS hữu ích cho thử nghiệm:
- Lớp phủ trang trí đồng +niken + crom hoặc niken + crom
- Lớp phủ Anot và màng hữu cơ trên nhôm
3. Chuẩn bị dung dịch muối cho thử nghiệm phun sương muối đánh giá độ bền chống ăn mòn kim loại:
3.1. Chuẩn bị dung dịch Natri Clorua:
– Hòa tan một lượng Natri Clorua vừa đủ trong nước cất hoặc nước khử ion có độ dẫn điện không quá 20µS/cm ở nhiệt độ 25 ± 2oC để tạo ra dung dịch 50 ± 5 g/L
– Lưu Ý:
- Natri Clorua sẽ không chứa quá 0,005% tổng khối lượng kim loại nặng như đồng, niken và chì.
- Dung dịch không chứa quá 0,1% phần khối lượng Natri iodua hoặc nhiều hơn 0,5% tổng khối lượng tạp chất tính trên lượng muối khô.
3.2. Thử nghiệm phun mù muối trung tính (NSS):
Điều chỉnh pH dung dịch muối NaCl ở trên bằng axit hydrochloric, natri hydroxit hoặc natri bicarbonate để được dung dịch phun trong buồng sương muối có pH từ 6,5 đến 7,2 tại 25 ± 2oC
3.3. Thử nghiệm phun mù muối axit axetic (ASS):
– Thêm một lượng vừa đủ axit axetic vào dung dịch muối NaCl pha ở trên để đảm bảo pH của mẫu phun trong buồng thử nghiệm từ 3,1 đến 3,3 tại 25 ± 2oC
– Nếu pH dung dịch chuẩn ban đầu từ 3,0 đến 3,1 thì pH của dung dịch phun có thể nằm trong khoảng quy định
– Thực hiện điều chỉnh cần thiết nếu pH nằm ngoài khoảng trên bằng cách thêm axit axetic, natri hydroxit hoặc natri bicarbonate
3.4. Thử nghiệm phun mù muối axit axetic tăng tốc bằng muối đồng (CASS):
– Hòa tan một lượng vừa đủ Đồng (II) Clorua ngậm nước (CuCl2.2H2O) vào dung dịch muối NaCl pha trên để tạo ra nồng độ 0,26 ± 0,02 g/L [(0,205 ± 0,015) g đương lượng CuCl2 trên lít]
– Điều chỉnh độ pH như trên thử nghiệm ASS (3.3)
3.5. Lọc dung dịch:
Nên lọc dung dịch sau khi pha xong trước khi rót vào bể chứa của thiết bị, để loại bỏ bất kỳ chất rắn nào có thể bịt lỗ phun của thiết bị phun.
Xem thêm:
– Buồng phun sương muối thử nghiệm kiểm tra ăn mòn Cometech
– Máy đo màu quang phổ cầm tay Spectrophotometer CS410 hãng CHN
– Phương pháp kiểm tra độ bám dính màng sơn khô bằng dao cắt
Thông tin liên hệ:
Mr. Tiến – 0907 043 291 (Zalo)
Email: [email protected]
Để lại một bình luận