Phương pháp kiểm tra độ bền vải chống sự phai màu mài mòn
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ BỀN VẢI CHỐNG SỰ PHAI MÀU MÀI MÒN
Độ bền vải chống sự phai màu mài mòn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4538:2007 (ISO 105-X12:2001)
Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần X12: Độ bền màu với ma sát
1. Phạm vi áp dụng:
– Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4538:2007 quy định phương pháp kiểm tra độ bền vải chống sự phai màu mài mòn và sự dây màu lên vật liệu khác của tất cả các loại vật liệu dệt, kể cả các loại vải trải sàn và loại vải có tuyết.
– Phương pháp này có thể áp dụng cho vật liệu dệt làm từ dạng sợi hoặc vải được nhuộm, in bao gồm cả vải trải bàn.
– Có 2 phương pháp kiểm tra độ bền vải chống sự phai màu mài mòn là ma sát khô và ma sát ướt (Mẫu thử vật liệu dệt được cọ xát với vải mài khô và vải mài ướt).
2. Thiết bị và dụng cụ:
Để thực hiện phương pháp kiểm tra độ bền vải chống sự phai màu mài mòn người dùng cần trang bị:
- Máy kiểm tra độ bền màu ma sát (Crock meter)
- Vải A55: AATCC Crocking Cloths 50 x 50 mm
- Nước cất, cân điện tử, máy tính, tủ so màu
- Đĩa thủy tinh, nhíp gắp, găng tay
Lưu Ý: Đối với vải có tuyết nên sử dụng máy Crock meter có đầu mài hình chữ nhật có cạnh được làm tròn kích thước 19 x 25.4 mm để tránh hiện tượng quần màu (sự dây màu nặng hơn trên chu vi của vùng bị dây màu). Khi đó nên dùng vải mài có kích thước 25 x 100 ± 2 mm)
Xem thêm: Máy kiểm tra độ bền màu ma sát (Crock meter)
3. Các bước chuẩn bị:
– Điều hòa mẫu thử và vải mài ít nhất 4 giờ trong phòng lab (nhiệt độ 20 ± 2oC, độ ẩm tường đối 65 ± 2%)
– Tối thiểu có 2 mẫu thử cho phép thử ma sát khô và ma sát ướt.
– Kích thước mẫu lớn hơn 50 x 140 mm
4. Quy trình thực hiện phương pháp kiểm tra độ bền vải chống sự phai màu mài mòn:
4.1. Độ bền màu vải ma sát khô:
– Gắn vải mài vào đầu mài mòn của thiết bị Crock meter.
– Kẹp chặt mẫu thử vào tấm đế của thiết bị.
– Tiến hành chà xát qua lại dọc theo đường thẳng 20 lần (10 vòng). Tốc độ 1 vòng/giây.
– Lấy vải mài ra điều hòa như mục 3 rồi đánh giá độ bền vải chống sự phai màu mài mòn ở mục 4.3.
4.2. Độ bền màu vải ma sát ướt:
– Cân trọng lượng giấy mài ban đầu, ghi lại khối lượng.
– Ngâm vải mài vào nước cất rồi đem cân lại đảm bảo khối lượng nước thấm hút 65 ± 5%.
– Gắn vải mài vào đầu mài mòn của thiết bị Crock meter.
– Kẹp chặt mẫu thử vào tấm đế của thiết bị.
– Tiến hành chà xát qua lại dọc theo đường thẳng 20 lần (10 vòng). Tốc độ 1 vòng/giây.
– Lấy vải mài ra điều hòa như mục 3 rồi đánh giá độ bền màu ma sát của vải ở mục 4.3.
4.3. Đánh giá độ bền vải chống sự phai màu mài mòn:
– Vải mài sau khi tiến hành kiểm tra và điều hòa được dùng để đánh giá độ bền màu ma sát
– Khi đánh giá cần đặt vải mài đã kiểm tra trên 3 miếng vải mài trắng khác (chưa sử dụng)
– Sử dụng nguồn sáng D65, thước xám để đánh giá sự dây màu và độ bền vải chống sự phai màu mài mòn.
Xem thêm:
– Bóng đèn ánh sáng ban ngày D65 so màu 6500K
– Tủ đèn ánh sáng chuẩn dùng để so màu vải, sơn
– Phương pháp xác định độ hút nước của giấy, Carton
Thông tin liên hệ:
Mr. Tiến – 0907 043 291 (Zalo)
Email: t[email protected]
Để lại một bình luận